EVFTA: Cấm thu thuế hải quan đối với giao dịch điện tử

Kỳ I: Mặt hàng nào được xóa bỏ thuế quan trong EVFTA

Kỳ II: Cá mè được tự do xâm nhập thị trường sau khi hiệp định có hiệu lực 3 năm

Kỳ III: Việt nam sẽ dỡ bỏ hoặc giảm nhẹ sự hạn chế đối với việc sản xuất bia

Kỳ IV: Những điều khoản về ô tô, xe máy trong EVFTA

Kỳ V: Tóm tắt quy định của Hiệp định EVFTA

Kỳ VI: Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định EVFTA

Kỳ VII: Hàng tái chế cũng được gắn mác

Kỳ VIII: Quy định về phương thức tích hợp

Kỳ IX: Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại

Kỳ X: Sự minh bạch trong EVFTA

Kỳ XI: Biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm

Kỳ XII: Tầm quan trọng của việc thuận lợi hóa thương mại

Kỳ XIII: EU là thực thể đơn nhất

Kỳ XIV: Qui định kỹ thuật trong EVFTA

Kỳ XV: Giấy chứng nhận sức khỏe cây trồng cho xuất khẩu rau quả

Kỳ XVI: Hiệp định EVFTA quy định về kiểm tra và chi phí

Kỳ XVII: Dịch vụ xã hội

Kỳ XVII: Tự do hóa dịch vụ, đầu tư và thương mại điện tử

Các nhà quản lý, người điều hành, chuyên gia, nhà kinh doanh, nhân viên học việc, người bán hàng có quyền di chuyển đến Việt Nam trong thời gian nhất định để lập nghiệp hoặc tiến hành những hoạt động đã thỏa thuận theo yêu cầu cụ thể của hiệp định FTA.

Những người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng như lập qui hoạch, kiến trúc, qui hoạch đô thị, kiến trúc cảnh quan, máy tính, giáo dục đại học, ngoại ngữ, dịch vụ môi trường có thể di chuyển đến lãnh thổ mỗi bên để cung cấp dịch vụ đã ký kết trong thời gian nhât định.

Công nhận trình độ chuyên môn của nhau

Trong lúc hiệp định thương mại tự do không có qui định về việc công nhận trình độ chuyên môn của nhau, hiệp định MRA đã đề ra tiến trình từng bước để đạt được sự công nhận đó. Tiến trình này sẽ được thực hiện tùy theo sự quan tâm của những người có liên quan của mỗi bên.

Tiếp cận thị trường đầu tư đối với những ngành phi dịch vụ

Việc cải thiện sự tiếp cận thị trường Việt Nam sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và tạo cơ hội để phát triển ngành chế tạo ở Việt Nam. Những hạn chế đối với các ngành sau đây đã được nới lỏng:

  • Thực phẩm và nước giải khát, kể cả chế biến cá và thủy sản
  • Đường mía .
  • Hàng dệt và vật liệu tổng hợp từ nitrogene
  • Xăm lốp, ống nhựa, găng tay, sản phẩm nhựa.
  • Đồ sứ

Đối với máy móc, những hạn chế đối với việc lắp ráp động cơ tàu biển và dịch vụ liên quan đến máy móc nói chung, máy nông nghiệp, dụng cụ gia đình đã được dỡ bỏ.

Những hạn chế đối với việc sản xuất kính xây dựng, gạch làm từ đất sét và sản phẩm xi măng đã được giảm bớt.

Giấy phép sản xuất nước ngọt sẽ được cấp.

Thương mại điện tử

Thương mại điện tử là lĩnh vực đang phát triển nhanh nhờ cải tiến công nghệ và kinh doanh như máy tính, internet. Chỉ riêng ở 28 nước của EU, trong năm 2014, kim ngạch thương mại điện tử đã chiếm 17 % tổng kim ngạch thương mại của các công ty có 10 nhân viên trở lên.

Trong hiệp định này, thương mại điện tử đề cập đến việc sử dụng phương tiện điện tử để tiến hành việc mua bán. Đó là vấn đề liên quan đến nhiều ngành.

Những qui tắc về thương mại điện tử được áp dụng cho nhiều ngành, kể cả ngành bán lẻ nhưng cũng bao gồm cả dịch vụ tài chính, dịch vụ kinh doanh và bất kỳ dịch vụ nào khác đều thuộc phạm vi những dịch vụ được cung cấp bằng phương tiện điện tử.

Hiệp định đã để ra một số qui tắc về thương mại điện tử như :

  • Cấm thu thuế hải quan đối với giao dịch điện tử.
  • Thiết lập một diễn đàn để thảo luận những vấn đề liên quan đến các qui định về thương mại điện tử.
  • Miễn trừ trách nhiệm đối với những người môi giới trên mạng nhằm mục đích tăng cường sự tin cậy pháp lý đối với những người cung cấp sự tiếp cận ỉnternet và môi trường thương mại điện tử.
  • Sự đối xử với những thông tin thương mại điện tử không yêu cầu
  • Sự hợp tác trong thương mại điện tử.

PV